Uống nước gì để giảm axit dạ dày? Top 07 loại thức uống nên sử dụng
Bệnh dạ dày xảy ra khá phổ biến ở nước ta và bệnh này có thể hạn chế bằng cách ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học. Vậy bạn có biết uống nước gì để giảm axit dạ dày hay không, cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến axit dạ dày tăng
Trước khi trả lời câu hỏi uống nước gì để giảm axit dạ dày, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến lượng axit dạ dày tăng cao. Đó là:
Do thói quen ăn uống không lành mạnh, nghỉ ngơi không khoa học
Thói quen ăn uống không khoa học khiến axit trong dạ dày tăng
Theo các chuyên gia, phần lớn các trường hợp bị tăng dịch vị dạ dày là do thói quen ăn uống thiếu khoa học, ví dụ như thường xuyên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, thức khuya,… Bên cạnh đó, việc ăn quá no, quá nhanh hoặc đang ăn nhiều lại ăn ít, ăn uống thất thường không đúng bữa cũng khiến dạ dày tăng tiết dịch vị.
Uống nhiều thuốc Tây
Các loại thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ là ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột. Vậy nên nếu người bệnh lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài, thuốc có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Căng thẳng, stress
Một trong những nguyên nhân khiến axit dạ dày tăng cao là do vấn đề căng thẳng thần kinh, stress kéo dài. Điều này khiến dịch vị axit trong dạ dày bị điều tiết quá mức, thúc đẩy sự co bóp của dạ dày khiến cơ tâm vị mở rộng dẫn đến chứng trào ngược.
Không những vậy, căng thẳng thần kinh còn là nguyên nhân gây rối loạn chức năng tiêu hóa, khiến việc tiêu hóa gặp khó khăn. Khi thức ăn bị tồn đọng lâu, nó sẽ sản sinh ra hơi làm tăng áp lực khiến cơ tâm vị mở ra và dẫn đến trào ngược dịch vị.
Uống nước gì để giảm axit dạ dày?
Để trung hòa axit trong dạ dày, giảm tình trạng dạ dày tăng tiết dịch vị, bạn có thể sử dụng một số loại nước uống sau đây:
Trà gừng
Uống trà gừng để làm dịu dạ dày
Gừng có tác dụng làm dịu dạ dày, từ đó làm giảm sản xuất axit trong dạ dày. Bạn có thể pha một tách trà gừng nóng, thêm vào đó một chút mật ong rồi uống khi còn ấm. Nó sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày.
Trà thảo mộc
Trà thảo mộc, nhất là những loại không chứa caffeine có thể giúp cải thiện tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng đầy hơi hay buồn nôn tăng tiết dịch vị dạ dày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người có thể uống từ 2-4 cốc trà thảo mộc mỗi ngày khi bị dạ dày. Cách pha sẽ là cho một thìa cà phê trà thảo mộc vào nước nóng, sau đó ủ trà trong khoảng 5 – 10 phút là có thể sử dụng. Chú ý là nếu trà bạn dùng làm từ rễ cây thì hãy ủ từ 10-20 phút để uống được thơm hơn.
Sữa tách béo hoặc sữa có nguồn gốc từ thực vật
Với trường hợp bị tăng axit trong dạ dày, bạn có thể chọn uống các loại sữa tách béo, ít béo hoặc có nguồn gốc từ thực vật. Bởi lẽ những sản phẩm sữa ít béo hoặc sữa tách béo có thể giúp hạn chế tình trạng trào ngược biến chuyển nặng hơn. Trong khi đó các thực phẩm giàu chất béo lại có thể khiến cơ vòng thực quản dưới bị giãn da và làm tình trạng trào ngược nặng hơn.
Nước ép trái cây, sinh tố rau củ quả
Nước ép của các loại trái cây hoặc sinh tố rau củ quả không chỉ cung cấp nguồn chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào mà còn có thể làm dịu tính axit trong dạ dày. Lưu ý là bạn không nên chọn các loại trái cây có tính axit, thay vào đó hãy chọn một số loại trái cây, rau củ như cà rốt, nha đam, bắp cải, rau bina, củ cải đường, dưa leo, ….
Uống nước ép trái cây giàu tính kiềm
Nước dừa
Nước dừa tự nhiên có chứa ít đường và rất giàu các chất điện giải, giúp làm giảm đi tính axit trong dạ dày. Các chất điện giải magie, kali,… giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, từ đó làm giảm tiết axit dạ dày.
Mỗi ngày, bạn nên uống từ 1 - 2 quả dừa mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý là tránh uống nước dừa trong khi đang bị đầy bụng, tăng huyết áp, tăng kali huyết hoặc đang trong thời kỳ mang thai.
Các loại sữa hạt
Có nhiều người không thể tiêu hóa lactose có trong sữa động vật, khiến bụng không chỉ đau, đi ngoài mà còn khiến tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra. Lúc này, sữa từ các loại hạt như đậu nành, hạt điều, hạnh nhân, hạt lanh,… chính là sự thay thế lý tưởng.
Nước ion kiềm
Nước ion kiềm với độ pH 8.0-9.5 chính là sự lựa chọn lý tưởng cho những người bị tăng axit trong dạ dày. Với tính kiềm tự nhiên như rau xanh, nước ion kiềm giúp cân bằng độ pH trong cơ thể và trung hòa axit dư thừa. Chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn nước ion kiềm để uống mỗi ngày. Việc uống một lượng nước ion kiềm vừa đủ mỗi ngày không chỉ giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể, vừa bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố.
Uống nước ion kiềm để trung hòa axit trong dạ dày
Để có nguồn nước ion kiềm uống mỗi ngày vừa tiết kiệm chi phí, vừa được sử dụng nguồn nước kiềm tươi, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng máy lọc nước. Đây là sản phẩm tuy có giá thành không hề rẻ nhưng lại có tuổi thọ cao. So với việc đi mua nước kiềm đóng chai để sử dụng thì nó rẻ hơn nhiều nếu tính về lâu dài. Không những vậy, dùng máy lọc nước ion kiềm còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế chai nhựa thải ra khi dùng nước kiềm đóng chai.
Một số loại đồ uống nên tránh khi bị tăng axit trong dạ dày
Ngoài việc chọn các loại nước kể trên để uống, có một số loại nước bạn cũng nên tránh, đó là:
- Đồ uống có ga: Trong nước uống có gas có chứa các bong bóng khí nên khi uống vào cơ thể, các bóng khí này sẽ gây áp lực lên cơ vòng. Hơn nữa nước uống có gas cũng có tính axit cao. Vậy nên khi uống những loại nước này, dạ dày sẽ bị kích thích và các chất có trong dạ dày có thể bị đẩy ngược trở lại ống dẫn thức ăn.
- Rượu bia: Việc uống nhiều rượu bia có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn và khiến tình trạng bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
- Đồ uống có chứa caffeine: Cà phê, trà hoặc các loại nước ngọt có chứa caffeine cũng khiến dạ dày bị kích thích, tăng tiết dịch vị và khiến tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng thêm.
- Đồ uống socola: Các loại đồ uống socola có thể làm tăng mức độ của các triệu chứng bệnh dạ dày, nhất là khi uống socola nóng. Bởi lẽ, socola giống như 1 chất kích thích dạ dày co bóp và tiết dịch vị.
Không nên uống rượu bia
- Các loại trái cây có tính axit: Các loại trái cây như cam, bưởi, khế, cà chua, dứa,… đều có tính axit cao và nó sẽ khiến tình trạng bệnh dạ dày nặng hơn.
Không chỉ lựa chọn cac loại nước tốt và tránh các loại nước không tốt, các bạn cũng cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và có chế độ nghỉ ngơi khoa học, hạn chế căng thẳng thần kinh. Có như vậy, tình trạng bệnh dạ dày của bạn mới có thể cải thiện được.
Hy vọng bài viết này của Điện máy Oceanpark đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Uống nước gì để giảm axit dạ dày”. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích với bạn đọc và đừng quên, Điện máy Oceanpark là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm máy lọc nước uy tín, chất lượng đến từ những thương hiệu nổi tiếng. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0373 512 123 để các tư vấn viên của Điện máy Oceanpark có thể hỗ trợ các bạn được tốt hơn.